Người bị viêm gan virus B mạn nên chú ý một vài các điểm sau:
1. Điều trị thuốc kháng virus là một điều trị lâu dài.
2. Không nên thay đổi thuốc hay nhóm thuốc kháng virus nếu thuốc hiện tại vẫn đang có hiệu quả tốt --> vì nguy cơ kháng thuốc hay xuất hiện đột biến kháng thuốc.
3. Không nên tự ngưng thuốc kháng virus nếu không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa gan mật --> vì nguy cơ tái hoạt động virus nặng, thậm chí suy gan không hồi phục và đe dọa đến tính mạn.
4. Nên dùng thuốc kháng virus viêm gan B sớm nếu gia đình có người thân (bố mẹ, anh em ruột,…) bị xơ gan hoặc ung thư gan.
5. Người lớn hơn hoặc bằng 30 tuổi nếu tải lượng virus quá cao, mặc dù men gan (SGOT, SGPT) còn trong giới hạn bình thường cũng nên dùng thuốc kháng virus sớm để giảm thiểu các biến chứng.
6. Việc theo dõi định kỳ các xét nghiệm về máu gồm sinh hóa (SGOT, SGPT, chức năng thận như creatinin, chỉ số ung thư gan AFP), đo tải lượng virus viêm gan B, siêu âm gan và đo độ xơ hóa gan (Fibroscan,…) mỗi ít nhất 6 tháng là hết sức quan trọng để phát hiện các biến chứng sớm của gan./.
Dưới đây có một trường hợp ghi nhân 1 trường hợp tại Hà Nội ngưng thuốc viêm gan B trong dịp tết bệnh trở nặng:
Chúc mọi người năm mới Giáp Thìn 2024 luôn khoẻ mạnh và hạnh phúc.