Bệnh trĩ là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai trong những tháng cuối của thai kỳ. Căn bệnh này gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nếu gặp phải hãy tìm hiểu ngay những cách chữa bệnh trĩ ở bà bầu dưới đây để giải quyết tình trạng khó chịu này nhé. Hãy cùng Phòng khám Tiến sĩ Bác sĩ Trung tìm hiểu về cách điều trị khi bà bầu bị trĩ.
I. Bị bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là bệnh lý đại trực tràng phổ biến nhất ở nước ta, với tỷ lệ 35-50%. Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.
Vì vậy, kiến thức đúng về bệnh trĩ giúp phòng ngừa. Điều trị triệt để và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
II. Nguyên nhân bà bầu thường bị trĩ
Danh mục bài viết
– Áp lực từ tử cung:
Khi thai nhi phát triển mỗi ngày, tử cung của người mẹ cũng sẽ lớn dần lên. Điều này tạo ra áp lực lên vùng xương chậu, các tĩnh mạnh gần hậu môn và trực tràng. Gây sưng đau, khó chịu.
– Tăng hormone progesterone:
Khi mang thai, nồng độ progesterone tăng nhanh khiến thành mạch máu dễ bị viêm. Và làm chậm nhu động ruột. Đây là yếu tố nguy cơ gây táo bón khi mang thai.
– Táo bón:
Bà bầu có thể bị táo bón kéo dài do thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến tiêu hóa. Trung bình cứ 10 phụ nữ mang thai thì có khoảng 4 người bị táo bón. Rặn khi đi đại tiện do táo bón kéo dài có thể gây ra bệnh trĩ
– Bổ sung thuốc và các thực phẩm chức năng:
Một số loại thuốc và chất bổ sung dùng trong thời kỳ mang thai. Có thể có tác dụng phụ là táo bón, một yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ.
-Bên cạnh đó các nguyên nhân khác tác động lên hậu môn:
Thường xuyên rặn khi đi vệ sinh
Tăng cân quá nhiều khi mang thai
Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
– Ngoài ra còn có một số nguyên nhân như:
Thai nhi phát triển sớm, tử cung của mẹ bầu sẽ lớn hơn. Và bắt đầu gây áp khung xương chậu
Tăng thể tích máu, có thể làm mở rộng tĩnh mạch, cũng có thể góp phần gây ra bệnh trĩ khi mang thai
III. Thời gian mẹ bầu thường bị trĩ?
– Bị trĩ khi mang thai vào 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu, bà bầu ít có khả năng mắc bệnh trĩ hơn các giai đoạn sau. Bởi vì cơ thể không có nhiều thay đổi trong thời gian này.
– Bị trĩ mang thai 3 tháng giữa
Lúc này, thai nhi đã trải qua một số bước phát triển. Vì vậy, thai nhi có thể gây áp lực lên vùng xương chậu và hậu môn. Nếu bà bầu không bổ sung đủ rau, củ, quả trong chế độ ăn uống thì có thể mắc bệnh trĩ.
– Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối
Bệnh trĩ 3 tháng cuối thai kỳ là tình trạng khá phổ biến. Lúc này, tử cung đã giãn nở, gây áp lực lên các tĩnh mạch khiến tĩnh mạch hậu môn sưng lên và hình thành bệnh trĩ.
IV. Dấu hiệu nhận biết bị trĩ khi mang thai
– Chảy máu khi đi đại tiện:
Khi đi đại tiện bạn sẽ thấy máu tươi không hòa lẫn với phân mà chảy ra ngoài. Bệnh ở giai đoạn 1, ra ít máu và không xuất hiện nhiều khiến người bệnh chủ quan, không đi khám. Khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn, lượng máu lưu thông nhiều hơn, dẫn đến đau nhiều hơn.
– Ngứa rát vùng hậu môn:
Các dấu hiệu ngứa, rát tăng dần và dễ nhận thấy hơn khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 2, 3 và 4.
– Cảm giác đại tiện chưa hết:
Bà bầu thường có cảm giác đi tiêu không hết, cảm giác nặng nề, đau rát ở hậu môn do bệnh trĩ.
– Đau sưng vùng quanh hậu môn:
Bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn khiến máu ứ đọng và tạo thành cấu trúc giống như búi. Nếu bạn bị bệnh trĩ, hậu môn của bạn thường bị sưng sau khi đi tiêu.
– Sa búi trĩ:
Triệu chứng này có thể là do trĩ nội hoặc trĩ ngoại tùy theo mức độ nghiêm trọng và kích thước của búi trĩ sa. Nếu búi trĩ quanh hậu môn ngày càng lớn và nhiều thì chứng tỏ bà bầu bị trĩ nặng và cần được điều trị sớm.
V. Biện pháp phòng ngừa
– Tránh để bị táo bón:
Nó thường xuyên cung cấp nhiều dưỡng chất và vitamin từ các loại rau xanh, trái cây tươi và trái cây mọng nước. Sử dụng các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mạch, gạo lứt; Các loại đậu như đậu xanh, đậu nành và một số loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó
– Cung cấp đủ nước cho cơ thể:
Để đảm bảo mẹ và con uống đủ nước, bà bầu nên uống ít nhất 4 lít nước mỗi ngày. Bà bầu cũng nên uống nước ấm thay vì nước lạnh.
– Tập đi vệ sinh đúng giờ:
Bà bầu nên hạn chế đi tiêu để tránh táo bón, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, tập thể dục nhẹ và đi bộ 30 phút một lần để giảm bớt áp lực ở vùng hậu môn.
-Tạo thói quen tốt:
Tránh bưng bê các vật nặng vì sẽ tạo lực lên vùng hông chậu, tránh tăng cân quá nhiều vì gây áp lực lên trực tràng và dễ gây bệnh trĩ.
– Bổ sung các thực phẩm sau
Nên bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ. Và thực phẩm giúp nhuận tràng như rau đay, mùng tơi, diếp cá
Các loại trái cây như chuối, táo, bưởi, củ sen, dưa chuột, mướp đắng
Tránh ăn các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, các loại đồ ăn nhanh. Và không ăn nhiều chất béo và giảm tần suất sử dụng đồ uống có cồn, ga,…
VI. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
– Ngâm hậu môn nước muối ưu trương – ấm:
100 gram muối + 3 lít nước ấm sau đó ngâm hậu môn 30 phút, 3 lần/ngày.
– Chườm nước đá muối:
20 gam muối + 50ml nước cho vào cốc – để trong ngăn đa tủ lạnh thành cục đá muối. Sau đó dùng khăn bao cục nước đá muối, chườm hậu môn sau ngâm nước muối ấm, làm 3 lần/ngày
– Giữ vệ sinh:
Sau khi đi đại tiện, hãy vệ sinh hậu môn thường xuyên bằng khăn ẩm hoặc miếng bông để lau sạch nhẹ nhàng.
– Sử dụng thuốc:
Có một số loại thuốc điều trị bệnh trĩ dành riêng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai.
– Bổ sung chất xơ:
Táo bón là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung rau xanh, trái cây nhiều chất xơ để hỗ trợ điều hòa. Và hoạt động của hệ tiêu hóa nhằm ngăn ngừa bệnh trĩ.
– Không rặn mạnh khi đi đại tiện:
Bà bầu nên tránh ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, tránh dùng lực quá mạnh để tránh gây áp lực lên hậu môm. Và tập thói quen đi đại tiện đều đặn vào một thời điểm cụ thể mỗi ngày.
– Vận động thường xuyên:
Bà bầu ngồi nhiều, ít vận động sẽ thấy bệnh trĩ ngày càng nặng và việc điều trị khó khăn hơn. Vì vậy, bà bầu nên đi bộ, tập các bài tập yoga cho bà bầu, nằm nghiêng để tránh gây áp lực lên hậu môn.
Bạn có thắc mắc muốn giải đáp hãy liên hệ phòng khám Bác sĩ Trung, mọi thông tin chi tiết xin liên hệ địa chỉ dưới đây:
Đọc thêm:
CHỮA BỆNH TRĨ TẠI NHÀ: https://phongkhambstrung.com/tin-tuc/chua-benh-tri-tai-nha
BỆNH TRĨ NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?: https://phongkhambstrung.com/tin-tuc/benh-tri-nen
BỆNH TRĨ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN: https://phongkhambstrung.com/tin-tuc/benh-tri-la-gi-nguyen-nhan
PHÒNG KHÁM TIẾN SĨ BÁC SĨ ĐOÀN HIẾU TRUNG
Địa chỉ: 59 Thanh Thuỷ, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Điện thoại: 0989.43.1626
Email: Tsbacsitrung@gmail.com
Website: http://phongkhambstrung.com/
Giờ khám bệnh: Thứ 2 – Thứ 6: 16:30 – 19:00 | Thứ 7: 9:30 – 12:00 | Chủ nhật: 9h30:00 – 12:00 (Ngoại trừ ngày đi trực)