TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO 2024) ĐƯA RA MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NHẤT VỀ ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI VIÊM GAN DO VIRUS B
I. KHI NÀO ĐIỀU TRỊ KHÁNG VIRUS
Khuyến cáo điều trị cho tất cả thanh thiếu niên (12–17 tuổi) bị viêm gan B mạn (bao gồm cả phụ nữ có thai và không mang thai trong độ tuổi sinh sản) thuộc 1 trong 4 nhóm sau:
1. Bằng chứng xơ hóa đáng kể ( ≥F2) dựa trên tiêu chí lâm sàng hoặc điểm APRI >0,5 hoặc giá trị độ đàn hồi thoáng qua >7 kPa hoặc bằng chứng xơ gan (F4) dựa trên tiêu chí lâm sàng (hoặc chỉ số APRI >1 hoặc giá trị elastography thoáng qua >12,5 kPa), bất kể nồng độ HBV DNA hoặc ALT là bao nhiêu
HOẶC
2. HBV DNA >2000 IU/mL và mức ALT trên giới hạn trên bình thường (30 U/L đối với bé trai và nam và 19 U/L đối với bé gái và nữ). Đối với thanh thiếu niên, ALT > giới hạn trên bình thường ít nhất hai lần trong khoảng thời gian 6 đến 12 tháng.
HOẶC
3. Có các bệnh đồng nhiễm (chẳng hạn như HIV, HDV và HCV), tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư gan hoặc xơ gan, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (chẳng hạn như sử dụng steroid lâu dài, ghép tạng hoặc tế bào gốc), các bệnh đi kèm (như tiểu đường, rối loạn chuyển hoá – bệnh gan nhiễm mỡ và ứ sắt thứ phát do điều trị các rối loạn về máu) hoặc các biểu hiện ngoài gan (như viêm cầu thận hoặc viêm mạch), bất kể chỉ số APRI hay mức HBV DNA hoặc ALT là bao nhiêu.
HOẶC
4. Mức ALT bất thường kéo dài (trong trường hợp không thể xét nghiệm HBV DNA được), bất kể điểm APRI là bao nhiêu
==> TÓM LẠI VIỆC CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUS B MẠN NGÀY CÀNG MỞ RỘNG, ĐIỀU TRỊ CÀNG SỚM CÀNG TỐT ĐỂ TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NẶNG.
II. KHI NÀO NGƯNG THUỐC HOẶC ĐIỀU TRỊ LẠI
2.1. Đối tượng bắt buộc điều trị các chất tương tự nucleos(t)ide suốt đời (thuôc kháng virus hiện nay)
Tất cả những người bị xơ gan dựa trên bằng chứng lâm sàng (hoặc chỉ số xơ hoá gan APRI hoặc điểm đo độ đàn hồi thoáng qua) cần điều trị suốt đời bằng các chất tương tự nucleos(t)ide và không nên ngừng điều trị bằng thuốc kháng vi-rút vì nguy cơ tái hoạt động, có thể gây ra đợt bùng phát viêm gan cấp tính (Bệnh cảnh rất nặng nề, thậm chí đe doạ tính mạng)
2.2. Ai có thể ngừng sử dụng thuốc kháng virus
Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút là suốt đời. Việc ngừng điều trị bằng chất tương tự nucleos(t)ide có thể được coi là ngoại lệ đối với những người hội đủ các tiêu chí sau đây:
• Những người không có bằng chứng lâm sàng bị xơ gan (hoặc dựa trên điểm xét nghiệm không xâm lấn –APRI hoặc đo độ đàn hồi thoáng qua
• Phải được theo dõi cẩn thận sau khi ngừng sử dụng và tái kích hoạt trong thời gian dài (định kỳ)
• Có bằng chứng mất HBeAg và chuyển đổi huyết thanh thành anti-HBe (đối với những người ban đầu có HBeAg dương tính) và sau khi hoàn thành thêm ít nhất một năm điều trị.
• Có mức ALT bình thường liên tục và tỉa lượng HBV DNA liên tục không thể phát hiện được (nếu có sẵn xét nghiệm HBV DNA).
==> Nếu không có xét nghiệm HBV DNA: việc ngừng điều trị tương tự nucleos(t)ide có thể được xem xét đối với những người có bằng chứng mất HBsAg kéo dài và sau khi hoàn thành ít nhất một năm điều trị nữa, bất kể tình trạng HBeAg trước đó như thế nào.
2.3. Ai phải điều trị lại
Tái phát thường xảy ra sau khi ngừng điều trị bằng các chất tương tự nucleos(t)ide (Thuốc kháng virus hiện nay). Nên điều trị lại nếu có dấu hiệu tái hoạt động: HBsAg hoặc HBeAg trở nên dương tính lại, hoạt độ ALT tăng hoặc HBV DNA được phát hiện dương tính trở lại (nếu có sẵn xét nghiệm HBV DNA).
TS.BS. Đoàn Hiếu Trung (Nguồn: WHO 2024)