Viêm dạ dày HP là bệnh lý thường gặp ở mọi người. Nó hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo phân tích từ các chuyên gia, bệnh viêm dạ dày HP có diễn biến nghiêm trọng. Và phức tạp hơn những nguyên nhân thông thường. Nếu bệnh không được điều trị nhanh chóng bằng liệu pháp thích hợp. Vi khuẩn HP sẽ phát triển mạnh hơn trong môi trường thuận lợi, triệu chứng bệnh ngày càng trầm trọng. Thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Để hiểu rõ hơn về Viêm dạ dày HP là gì? Hãy cùng Phòng khám Tiến sĩ bác sĩ Trung tìm hiểu bài viết sau đây.
I. Viêm dạ dày HP là gì?
Viêm dạ dày HP là bệnh loét dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) gây ra. Đây là loại vi khuẩn sống và phát triển trong dạ dày con người. Sở dĩ vi khuẩn HP có thể tồn tại và phát triển trong dạ dày con người. Nhờ cơ chế sản sinh ra enzym urease để trung hòa dịch vị. Loại vi khuẩn này có khả năng xâm nhập, xâm chiếm và phát triển ở lớp niêm mạc bảo vệ thành dạ dày. Theo thời gian, vi khuẩn phát triển và tiết ra chất lỏng độc hại bắt đầu ăn mòn lớp bảo vệ. Và làm lộ ra các lớp bên dưới. Điều này gây tổn thương và dẫn đến loét dạ dày. Nếu điều trị muộn, vi khuẩn có thể gây loét tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và làm tăng nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, loại vi khuẩn này có khả năng kháng thuốc rất cao. Vì vậy, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tối ưu và hạn chế tình trạng kháng thuốc.
Hiện nay, nhiễm khuẩn HP xảy ra thường xuyên ở các nước đang phát triển (>80%). Ở nước ta, tỷ lệ người trưởng thành nhiễm loại vi khuẩn này là trên 70%.
II. Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày HP?
Nguyên nhân trực tiếp gây viêm dạ dày do HP là nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Theo các chuyên gia, cơ chế phát triển của bệnh viêm dạ dày HP là vi khuẩn này tiết ra một loại enzyme phá vỡ lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày và bám vào biểu mô của niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, vi khuẩn HP còn sản sinh độc tố, kích thích tiết axit Clohydric và giải phóng các chất trung gian gây tổn thương, thoái hóa biểu mô dạ dày và hình thành các vết bào mòn, loét niêm mạc dạ dày.
Tuy nhiên, vi khuẩn HP có thể xâm nhập vào dạ dày và làm tổn thương cơ quan này qua các con đường lây truyền sau:
+ Đường miệng – miệng: Lây truyền xảy ra qua việc ăn uống, hôn hít và dùng chung đũa, cốc, thìa, bát, v.v… với người bệnh.
+ Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP được bài tiết qua phân, sau đó tiếp xúc với tay và xâm nhập vào dạ dày qua đường miệng. Đường lây truyền này chủ yếu được phát hiện khi vệ sinh cá nhân kém, tức là không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
+ Các đường lây truyền khác: Ngoài ra, loại xoắn khuẩn này còn có thể lây truyền qua các vật thể trung gian như thiết bị nội soi tiêu hóa, dụng cụ nha khoa.
Ngoài ra, vi khuẩn HP còn có thể xâm nhập vào dạ dày qua việc tiêu thụ thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm. Vì vậy, ngoài nguyên nhân trực tiếp, viêm dạ dày HP còn có thể do các yếu tố nguy cơ sau:
+ Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid
+ Chế độ ăn uống không lành mạnh (nghiện rượu, ăn nhiều đồ ăn vặt, ăn nhiều axit , bỏ bữa, v.v.)
+ Căng thẳng tâm lý kéo dài
+ Làm việc nặng nhọc, thể chất suy nhược
III. Nhận biết các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày HP
Mặc dù được coi là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày và một số vấn đề về tiêu hóa khác. Nhưng có khoảng 70% trường hợp nhiễm vi khuẩn HP không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Viêm dạ dày HP có các triệu chứng thường gặp như:
+ Đau và rát vùng thượng vị
+ Buồn nôn và ói – đặc biệt khi đói hoặc sau bữa ăn no
+ Ợ hơi
+ Đầy hơi, khó tiêu
+ Chán ăn
+ Cơ thể mệt mỏi, sút cân.
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường nhẹ và tần suất xuất hiện thấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm không được điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng và gây loét sâu ở niêm mạc dạ dày.
IV. Điều trị bệnh viêm dạ dày HP hiệu quả
Nguyên tắc chung của điều trị loét dạ dày là tập trung hoàn toàn vào nguyên nhân gây bệnh. Để điều trị tốt bệnh viêm dạ dày HP, bác sĩ sẽ kê đơn phác đồ diệt khuẩn HP cụ thể cho từng trường hợp.
Một lưu ý quan trọng khi điều trị loét dạ dày HP bằng thuốc là vi khuẩn HP có khả năng kháng sinh rất cao. Do đó, sẽ cần kết hợp nhiều loại kháng sinh cùng lúc và đảm bảo tương thích với từng tình trạng bệnh. Vì vậy, người bệnh không thể tự mua thuốc mà phải được thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị HP có thể thực hiện theo phác đồ thông thường sau:
– Phác đồ điều trị liệu pháp 3 thuốc
– Phác đồ điều trị liệu pháp 4 thuốc
– Phác đồ điều trị nối tiếp
– Phác đồ điều trị phối hợp 3 thuốc và bổ sung Levofloxacin
Ngoài thuốc để điều trị, người bị loét dạ dày nên kết hợp yêu cầu về chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh, tránh dùng thuốc giảm đau kháng viêm và thăm khám theo yêu cầu của bác sĩ để đạt được kết quả điều trị tối ưu.
V. Phòng ngừa tránh bệnh viêm dạ HP tái phát
Thực tế là ngay cả sau khi điều trị HP vẫn có thể chuyển biến dương tính và gây loét dạ dày do HP. Vì vậy, người bệnh phải đáp ứng các yêu cầu sau cả trong và sau khi điều trị để ngăn ngừa bệnh tái phát:
– Ăn chế độ dinh dưỡng, đặc biệt giàu chất xơ và vitamin từ thực phẩm lành mạnh. Như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh các thức ăn chua, cay, béo, khó tiêu…
– Uống đủ nước.
– Ngừng hút thuốc và quan trọng nhất là tránh xa khói thuốc lá.
– Giảm thiểu tiêu thụ đồ uống có cồn, thường là bia và rượu vang. Nó giúp cải thiện đáng kể sức khỏe và trạng thái tinh thần của mỗi người.
– Khám sức khỏe định kỳ theo thỏa thuận của bác sĩ, thường là 6-12 tháng một lần.
Viêm dạ dày do HP gây ra có thể điều trị tốt nếu bệnh được phát hiện sớm. Và áp dụng liệu pháp điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu nghi ngờ loét. Bạn nên liên hệ ngay với Trung tâm y tế, phòng khám, … Được công nhận để chẩn đoán chính xác tình trạng cũng như kế hoạch điều trị phù hợp.
Tiến sĩ bác sĩ Đoàn Hiếu Trung là một trong những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Bệnh lý Tiêu hoá – Gan mật tại Đà Nẵng. Bác sĩ đã có rất nhiều kinh nghiệm trong khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý của hệ Tiêu hoá- Gan mật. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ HOTLINE: 0989.43.1626 để được tư vấn.
PHÒNG KHÁM TIẾN SĨ BÁC SĨ ĐOÀN HIẾU TRUNG
Địa chỉ: 59 Thanh Thuỷ, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0989.43.1626
Email: drdoanhieutrungbvdn@gmail.com
Website: http://phongkhambstrung.com/
Giờ khám bệnh: Thứ 2 – Thứ 6: 16:30 – 19:00 | Thứ 7: 9:30 – 12:00 | Chủ nhật: 9h30:00 – 12:00 (Ngoại trừ ngày đi trực).